Khám phá địa phương
Khám phá địa phương

Du Lịch Làng Gốm Bát Tràng – Khám Phá Ngôi Làng 500 Tuổi

Làng gốm Bát Tràng là một trong những ngôi làng gốm nổi tiếng và lâu đời nhất Việt Nam, mang những dấu ấn văn hóa đặc biệt của một đất nước “nghìn năm văn hiến”. Hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng “hot” nhất hiện nay nhé!

Đôi nét giới thiệu về làng gốm Bát Tràng

Trải qua hơn 600 năm, chứng kiến và đi qua bao những sự kiện lịch sử dân tộc hào hùng, làng gốm Bát Tràng không những không mất những nét đẹp cổ truyền vốn có, dường như những dấu vết thời gian chỉ khắc thêm những đường nét thật duyên dáng cho cảnh sắc, ngôi làng xinh đẹp này. 

Làng gốm Bát Tràng là nơi sản sinh những món đồ thủ công mỹ nghệ gốm sứ đầy tinh xảo. Mọi sản phẩm hoàn toàn được làm thủ công truyền thống bằng đất sét và nung ở nhiệt độ cao luôn >1000 độ C để giữ gốm có độ bền cao. Nơi đây có 5 loại men chính: men ngọc, men lam, men rạn, men nâu và men trắng. Các lớp được phủ mịn, căng bóng và khá dễ vệ sinh. Họa tiết thủ công, màu sắc nhã nhặn cùng các nét vẽ thanh đậm, gần gũi với người Việt luôn khiến du khách đến tham quan phải trầm trồ ngạc nhiên.

Hũ men lam

Làng gốm Bát Tràng ở đâu? 

Địa chỉ làng gốm Bát Tràng: ven dòng sông Hồng, Gia Lâm, Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội chưa đến 15km, đây chính là một trong những địa điểm vô cùng lý tưởng cho những chuyến đi chơi, phượt cuối tuần cùng gia đình và bạn bè.

Cổng làng Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng có từ bao giờ?

Theo sử sách ghi lại lịch sử làng gốm Bát Tràng, thời gian hình thành nơi đây được tính vào khoảng thế kỷ 14, 15. Hay theo câu chuyện dân gian truyền miệng, làng gốm Bát Tràng đã có trước khi được ghi lại trong sử sách, được ba vị thái học sinh truyền lại các kỹ thuật làm gốm học từ người dân xứ Bắc Tống. Ban đầu, làng gốm Bát Tràng chưa có tên như hiện giờ. Vậy làng gốm Bát Tràng ban đầu có tên là gì? Làng gốm Bát Tràng lúc đầu có tên là Bạch Thổ Phường – nơi đã đón những người thợ gốm làng Vĩnh Ninh Tràng, Bồ Xuyên, Bạch Bát vùng Thanh Hóa – Ninh Bình xưa lập làng, mở lò làm gốm. Từ đó, nghề gốm ở làng ngày càng phát triển và nổi danh khắp nơi.

Ngôi làng đã hơn 600 tuổi đời

Phương tiện di chuyển phổ biến nhất tới làng gốm Bát Tràng

  • Xe buýt:

Một phương án an toàn với mức giá rẻ hợp lí đó là bắt các chuyến buýt nội thành Hà Nội. Du khách có thể đến bến Long Biên rồi bắt xe buýt số 47 đi tới làng gốm Bát Tràng chỉ với 7k/lượt.

  • Phương tiện cá nhân:

Đi qua cầu Vĩnh Tuy hoặc cầu Chương Dương, men theo sông Hồng cho đến khi nhìn thấy cổng làng Bát Tràng, du khách cũng có tự đi xe đến làng gốm Bát Tràng. Đặc biệt với các bạn trẻ ưa thích đi du lịch phượt bằng xe máy, thì cung đường là lựa chọn vô cùng lý tưởng!

  • Đường sông:

Nếu du khách muốn thử khám phá một lựa chọn thú vị khác thì có thể thử chuyến du lịch sông Hồng đi qua làng gốm Bát Tràng và đền Chử Đồng Tử với khoảng 300-400k/khách. 

Đường sông – một lựa chọn mới mẻ cho các du khách muốn tới làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng có gì chơi?

Làng cổ Bát Tràng – điểm đến không thể bỏ qua khi tham quan làng gốm Bát Tràng

Làng cổ Bát Tràng sở hữu kiến trúc độc đáo cùng những con ngõ nhỏ uốn lượn quanh co, những dãy nhà nhuốm màu xưa cũ cổ kính rêu phong. Tới đây, du khách nhất định hãy đến thử tham quan hai địa điểm ấn tượng sau: 

  • Nhà cổ Vạn Vân: Với tuổi đời hơn 200 năm, ngôi nhà cổ này được tái hiện sắc nét bức tranh Việt Nam xưa cùng những họa tiết gốm sứ đầy tinh xảo, ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm,… từ thế kỉ XV đến XIX, được sưu tầm vô cùng ấn tượng.
  • Đình làng Bát Tràng: Đây là một những ngôi đình lớn xây dựng các hoành, cột, xà, bẩy, kẻ,… đều được làm bằng gỗ lim mang đậm hơi thở cổ điển, sang trọng. Đây cũng là nơi thờ Thành hoàng. Và nếu đi vào đúng thời điểm tổ chức các lễ hội, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí sôi động cùng những hoạt động văn hóa rất đặc sắc.
Những con ngõ nhỏ xinh tại làng cổ Bát Tràng
Đình làng cổ kính tại làng gốm Bát Tràng

Khám phá chợ gốm Bát Tràng ngay tại làng gốm Bát Tràng

  • Giờ mở cửa: 08:30 – 17:30

Chợ gốm Bát Tràng bày bán nhiều đồ gốm chủng loại phong phú như: gốm sứ mỹ nghệ, gia dụng, trang trí, đồ thờ cúng hay cả gốm sứ xây dựng,… được đánh giá cao về chất lượng với mẫu mã tinh tế, được tráng những nước men quý rất bền. Du khách sẽ dễ dàng chọn những sản phẩm ưng ý để làm quà lưu niệm với đa dạng các mức giá từ vài nghìn đồng đến cả chục triệu đồng.

Các nghệ nhân, chủ hàng ở đây luôn nhiệt tình chào đón và sẵn sàng tư vấn, giới thiệu những mẫu đồ gốm phù hợp với nhu cầu của bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các quy trình sản xuất từ chính những người thợ thủ công truyền thống như cách tạo hình, phối màu men, vẽ hoa văn,… 

Sau khi dạo chơi trong chợ, bạn có thể đăng ký làm gốm chỉ với mức giá khoảng 10.000đ/lượt. Sau khi tạo hình xong, trả thêm khoảng 40.000 – 60.000 VND, bạn sẽ có ngay một món quà lưu niệm vô cùng độc đáo do chính mình tạo ra.

Chợ gốm Bát Tràng với đa dạng sản phẩm cho du khách tha hồ chọn lựa
Cơ hội được các nghệ nhân nhiều năm kinh nghiệm tư tay chỉ dẫn làm sản phẩm gốm cho riêng mình

Bảo tàng gốm Bát Tràng

  • Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00

Gây dấu ấn sâu đậm với du khách đến với bảo tàng làng gốm Bát Tràng là công trình kiến trúc “độc nhất vô nhị” được lấy cảm hứng thiết kế từ chính những bàn xoay gốm quen thuộc của người nghệ nhân. Với 7 vòng xoắn ốc khổng lồ, những mặt cong đa diện uốn lượn tự do nhưng lại kết hợp hài hòa với nhau. Điểm đặc biệt khác tại bảo tàng gốm Bát Tràng đó là các vật liệu xây dựng đều sử dụng bằng gạch nung, ngói mang sắc đỏ ấn tượng với du khách.

Bên trong bảo tàng làng gốm Bát Tràng chia thành 6 tầng với 6 khu trải nghiệm thú vị tương ứng:

  • Tầng 1: Đây chắc hẳn là không gian check-in sống ảo du khách không thể không ghé thăm nhờ nét kiến trúc nghệ thuật “có một không hai”. Với lối kiến trúc xoáy ốc độc đáo, du khách sẽ có được những bức ảnh đầy ấn tượng. Ngoài ra, mỗi khu vực trong bảo tàng đều được bài trí, trưng bày nghệ thuật tinh tế, tha hồ để bạn lựa background siêu “chất”.
Toàn cảnh thiết kế xoắn ốc khổng lồ đầy ấn tượng
Những góc check-in sống ảo siêu “chất”
  • Tầng 2: Khu vực này trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gốm sứ trải qua ở từng thời kỳ phát triển khác nhau. Bạn sẽ được tìm hiểu những thông tin thú vị về làng gốm Bát Tràng Hà Nội từ xưa đến nay.
Nơi trưng bày các sản phẩm gốm sứ nghệ thuật từng thời kì
  • Tầng 3: Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc gốm sứ đương đại có nhiều năm tuổi gắn liền với sự phát triển từ xưa đến nay làng gốm Bát Tràng, tìm hiểu những giá trị, hình ảnh làng gốm Bát Tràng nổi tiếng nhất nước ta.
Mô hình đầy ấn tượng tại bảo tàng Bát Tràng
  • Tầng 4: Sau khi khám phá tinh hoa nghệ thuật gốm sứ Bát Tràng, du khách có thể đến thăm hội trường Cung đình để cùng gia đình, bạn bè thưởng thức các nhà hàng ẩm thực đặc sắc hay nhâm nhi những tách cà phê nóng hổi tận hưởng giờ khắc nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần. 
Hội trường Cung Đình mang thiết kế đầy sang trọng
  • Tầng 5: Đến với Hương Sa Trà – Hương Sa Art House, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa trà đạo và nghệ thuật điêu khắc ánh sáng vô cùng thú vị. Tại đây, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh làng gốm Bát Tràng xinh đẹp
Không gian đầy lãng man tại Hương Sa Art House
  • Tầng G: Du khách sẽ được tự tay làm các công đoạn để tạo ra một sản phẩm gốm hoàn chỉnh trên bàn xoay quen thuộc. Bên cạnh đó, du khách có thể thử một hoạt động khác thú vị không kém – tô tượng gốm. Với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, bạn có thể thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.
Hoat động nhất định phải trải nghiệm khi tới làng gốm Bát Tràng – làm gốm thủ công

Lò Bầu Cổ – điểm du lịch làng gốm Bát Tràng trưng bày chiếc Lò Bầu cuối cùng

Trước đây làng gốm Bát Tràng có khoảng 20 chiếc Lò Bầu, tuy nhiên hiện nay chỉ còn duy nhất một chiếc có niên đại 100 năm tại điểm tham quan du lịch “Lò Bầu Cổ”. Lò Bầu mang thiết kế độc đáo cùng 5 bầu với vòm cuốn liên tiếp tựa như vỏ sò úp chồng lên nhau. Bên ngoài lò gốm là không gian trưng bày các sản phẩm hiện đại và sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt trải nghiệm tự làm sản phẩm gốm vẫn luôn thu hút cả các em nhỏ và nhiều người lớn đến tham gia, vừa hiểu hơn về nghề làm gốm truyền thống của ông cha ta và có được những món đồ gốm xinh xắn tự tay mình đắp nặn.

Nơi trưng bày chiếc Lò Bầu cuối cùng và duy nhất!

Giá vé vào làng gốm Bát Tràng cập nhật mới nhất hiện nay

Vé vào làng gốm Bát Tràng

Vé vào cửa tham quan hoàn toàn miễn phí, du khách chỉ cần chi trả phí khi mua đồ, ăn uống hay tham gia các sự kiện trong xưởng gốm.

Vé trải nghiệm bảo tàng gốm Bát Tràng

  • Tầng G – nặn gốm: Người lớn trên 1m30: 70.000 VNĐ/lượt; Trẻ em dưới 1m30: 50.000 VND/lượt
  • Tầng 1,2 và 4: 50.000 VND/người
  • Tầng 3: 50.000 VND/người
  • Tầng 5 – Thiền trà Hương Sa Art House: 40.000 – 100.000 VND/người
  • Chỉ với khoảng 25.000 – 30.000 VND/phần, bạn có thể thoải mái thưởng thức bữa trưa phong phú ở làng gốm Bát Tràng

Khám phá đặc sản “trứ danh” làng gốm Bát Tràng

Đừng quên thử thưởng thức những món ăn nổi tiếng sau trong và ngay gần làng gốm Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội nhé

  • Trà hột hoa sói – phương pháp ướp trà độc đáo chỉ có tại Bát Tràng: Loại trà đặc biệt này được làm từ nụ hoa khi nhụy vẫn còn phong của cây chè, có vị thanh mát và không hề gây mất ngủ
Trà ướp hoa sói
  • Bánh khoai nướng cốt dừa: Nguyên liệu được làm từ khoai tím, khoai vàng trọn hương vị đậm đà, thơm ngậy của khoai, nước cốt dừa hòa quyện cùng vị bùi bùi của cọng dừa rắc trên bánh
Bánh khoai nướng cốt dừa
  • Xôi vò chè đường: Chè được ướp hương bưởi gợi hương thơm thanh tao, tan trong miệng, nước chè sóng sánh không loãng, không đặc và hạt xôi tơi, đỗ xanh bám đều vào từng hạt tạo nên một lớp áo vàng mỏng đầy hấp dẫn, có thế khi ăn với chè mới vừa miệng, ăn hoài không chán
Xôi vò chè đường
  • Chè kho Bát Tràng: Nếu có đến với Bát Tràng vào những ngày lễ Tết, bạn nhất định phải thử món chè kho – món ăn dân dã mang ước mong cả năm ngọt ngào. Món chè kho đạt chuẩn mang màu vàng sánh mịn, không bị bở và dịu ngọt
Chè kho Bát Tràng
  • Canh măng mực Bát Tràng: Người dân Bát Tràng chế biến tài tình đến độ không hề cảm nhận được vị tanh của mực mà chỉ có đọng lại vị thơm của mực khô nướng, vị măng khô thanh dịu của nước dùng. Nhất là khi có thêm phần trứng thái chỉ đặt lên trên, bát canh măng mực mang sắc vàng ươm, ngọt lịm lại giòn giòn, dai dài cùng hương thơm hấp dẫn
Canh măng mực Bát Tràng
  • Su hào xào mực Bát Tràng: Để tạo được hương vị thơm ngon đặc trưng, mực phải là mực cái Thanh Hóa để đủ độ ngon, mềm và thơm. Su hào thì phải thái sợi, vắt kiệt nước giòn giòn rồi trộn với mực khô, thêm chút rau mùi, hạt tiêu
Su hào xào mưc Bát Tràng

Bật mí những kinh nghiệm cho chuyến đi du lịch làng gốm Bát Tràng trọn vẹn nhất

  • Nên tham khảo giá trước khi đi làng gốm Bát Tràng tránh bị mua hàng quá mắc so với giá thật
  • Bởi chợ nhiều đồ gốm sứ dễ vỡ nên du khách cần chú ý đường đi, tránh làm vỡ đồ các hàng quán, đặc biệt nếu bạn đi cùng trẻ nhỏ thì phải nhắc nhở, trông chừng các bé cẩn thận 
  • Khi mua các món đồ gốm lớn, kích thước cồng kềnh, du khách nên nhờ cửa hàng giao hàng về tận nhà để tránh sự cố không mong muốn
  • Cần xem xét kĩ trước khi mua vì cũng có thể có những sản phẩm bị lỗi, đặc biệt với các món đồ giảm giá, đồng giá
  • Một tip có thể bạn chưa biết: đi vào càng vào sâu bên trong chợ thì giá càng rẻ
  • Cần bảo quản tư trang cá nhân của mình cẩn thận
  • Du khách có thể tham gia trò chơi nặn gốm trước và trong lúc chờ sản phẩm sấy khô 30 phút, bạn có thể ghé thăm chợ gốm Bát Tràng mua sắm hay ăn uống để tối ưu thời gian

Chúng tôi hi vọng những kinh nghiệm, thông tin về làng gốm Bát Tràng này sẽ giúp các bạn dễ dàng lên kế hoạch và tận hưởng chuyến đi chơi cùng bạn bè người thân một cách trọn vẹn nhất!

THAM KHẢO THÊM

Ohayo Onsen & Spa – Tắm khoáng nóng, Xông khô, Spa, Trị liệu toàn diện
Trải nghiệm ngay
Trải nghiệm ngay
Tận hưởng không gian chuẩn nhật với ưu đãi tốt nhất!
ĐẶT DỊCH VỤ
Đặt ngay