Khám phá địa phương
Khám phá địa phương

Khám Phá Vẻ Đẹp Lịch Sử và Tâm Linh tại Đền Lăng Sương

Theo truyền thuyết lịch sử, thôn Lăng Sương Phú Thọ được biết đến là quê hương của Quốc Mẫu Âu Cơ, cũng là nơi mà Tản Viên Sơn Thánh sinh ra – một người con rể tài ba của Vua Hùng thứ 18, người đã có công giúp dân trị thủy, giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi. Nơi đây có Đền Lăng Sương – nơi thờ phụng Đức Thánh Tản Viên và Bà Mẫu của Đức Thánh.

den lang suong

Hình ảnh Đền Lăng Sương

Giới thiệu chung về Đền Lăng Sương Trung Nghĩa Thanh Thủy Phú Thọ

1. Sự tích về lịch sử Đền Lăng Sương

Đền Lăng Sương là ngôi đền duy nhất thờ cả gia đình Thánh Tản Viên Sơn – một trong những vị thần được người dân tôn vinh, đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thân của người dân Việt ta. Ngài đã có công giúp người dân trị thủy, khai hóa đất đai, dạy cho dân cách trồng lúa nước, giết thú dữ và dẹp giặc ngoại xâm. Đức Thánh Tản Viên là con rể của Vua Hùng Vương thứ 18 gắn liền với truyền thuyết dân gian vua Hùng kén rể nhường ngôi báu dẫn tới cuộc đọ sức quyết liệt giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh.

Đặc biệt, chính Tản Viên Sơn đã khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán để giữ được tình đoàn kết, tránh việc nội chiến kéo dài không cần thiết và rời về núi Tản sống cùng vợ là công chúa Ngọc Hoa. Với công lao to lớn của ngài nên nhân dân đã lập đền thờ và hương khói quanh năm để tri ân công đức.

den lang suong

Đền Lăng Sương Phú Thọ là ngôi đền thờ cả gia đình Đức Thánh Tản Viên

2. Đền Lăng Sương ở đâu và thờ ai?

Đền Lăng Sương hiện nay thờ 7 nhân thần gồm có Mẫu Sinh là Đinh Thị Đen, cố phụ là Ngũ Cao Hành, dưỡng mẫu là Ma Thị Cao Sơn, Tản Viên Sơn Thánh, Ngọc Hoa Công chúa là vợ của Tản Viên và 2 vị tướng quan văn Cao Sơn và quan võ là Quý Minh là em của Ngài. Tại gian tiền đường có thờ ba pho tượng: tượng lớn chính là hiện thân của bà Đinh Thị Đen – thân mẫu; hai tượng ngồi là hiện thân của Ngài và công chúa Ngọc Hoa. Ban thờ bên phải thờ cha ngài và bên trái là thờ Dưỡng mẫu.

Bên ngoài cửa đền là các di tích cổ như giếng nước Thiên Thanh là nơi Thân mẫu lấy nước tắm cho Thánh Tản thuở nhỏ, phiến đá là hòn đá quỳ mà Mẫu tựa vào khi hạ sinh vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của Mẫu Thánh trong thời gian sinh nở như dấu nước, dấu chân, kể cả vào thời tiết hanh khô. Ngoài ra, đền Lăng Sương còn nhiều cổ vật khác được lưu giữ và bảo tồn như hòn đá nén bụng, Miếu Hai cô, âu nước tắm…

Khuôn viên tại đền khá rộng rãi, xung quanh có các hạng mục được tu sửa, tôn tạo khang trang nhưng vẫn giữ được nét cổ kính tâm linh.

den lang suong

Hình ảnh đền Lăng Sương Phú Thọ

THAM KHẢO THÊM

Hành hương đến Đền Lăng Sương như thế nào?

Di tích Đền Lăng Sương có địa chỉ tại khu 6 xã Trung Nghĩa, Thanh Thủy, Phú Thọ, cách trung tâm Hà Nội chỉ 70km.

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, du khách có thể di chuyển từ trung tâm Hà Nội tới Đền Lăng Sương theo đường Đại Lộ Thăng Long. Khi tới chân núi Ba Vì, đi theo đường DT87A qua cầu Đồng Quang thì rẽ vào đường 317 đi thẳng thêm 3,5km nữa thì rẽ phải qua UBND xã Trung Nghĩa là đến.

Nếu lựa chọn phương tiện công cộng thì du khách có thể bắt xe khách tới Ba Vì xuống tại chân núi Ba Vì rồi đi taxi vào đền. Hoặc quý khách cũng có thể thuê xe limousine đưa đón tận nơi vừa tiết kiệm thời gian lại không tốn quá nhiều chi phí bởi khoảng cách khá gần.

Hành hướng tới Phú Thọ, nếu du khách chỉ đến với Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng mà chưa tới Đền Lăng Sương thì chưa thể coi là hoàn thành hành trình tìm về cội nguồn. Khi tới đây, du khách có thể cầu bình an, may mắn, hạnh phúc cho gia đình, người thân vừa có thể cảm nhận được những giá trị khác biệt nơi đất tổ.

den lang suong

Khi tới Đền, mọi người thường sắm sửa một mâm lễ chay mặn tùy tâm để bày tỏ tấm lòng thành kính.

Thông tin về lễ hội đền Lăng Sương

Hàng năm, Đền Lăng Sương tổ chức ngày hội chính vào 15 tháng Giêng (ngày sinh của Thánh Tản Viên) và ngày 25 tháng 10 (ngày Thánh Mẫu về trời). Khai hội Đền Lăng Sương là các hoạt động rước kiệu, múa lân, quan viên khởi hành từ UBND xã đến bờ sông Đà hướng về dãy núi Ba Vì thành kính làm lễ mời Đức Thánh rồi quay về Đền Lăng Sương làm lễ tế theo như nghi thức cổ truyền.

Đến với phần hội, du khách có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, nhiều trò chơi dân gian đậm giá trị truyền thống như bắn nỏ, kéo co, bóng chuyền, kéo lửa nấu cơm thi, ném còn… góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống đoàn kết của người dân Việt Nam.

den lang suong

Một số điểm tham quan khác gần Đền Lăng Sương Phú Thọ

1. Đền Hùng

Đền Hùng là một quần thể thờ phụng Vua Hùng và tôn thất của nhà vua ở núi Nghĩa Linh với diện tích 137m2. Hàng năm, vào ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương, nơi đây quy tụ đông đảo du khách gần xa tới tham quan, dâng hương tỏ lòng thành kính.

Trong khuôn viên Đền Hùng có nhiều ngôi đền khác như Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và đền Giếng, Lăng Hùng Vương, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền thờ Lạc Long Quân… Từ cổng vào, di chuyển đi tham quan cần phải leo rất nhiều bậc đá bởi khuôn viên nơi này vô cùng rộng. Càng lên cao, du khách càng cảm nhận rõ hơn sự mát mẻ của cây cối nên hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, trang phục phù hợp và thoải mái để có thể tham quan được hết nơi này nhé.

den lang suong

Đền Hùng

2. Đền Tam Giang – Chùa Đại Bi

Vùng đất Phú Thọ gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của đất nước nên có nhiều di tích để nhắc nhở con cháu về thời cha ông xưa. Trong đó phải kể đến Đền Tam Giang – Chùa Đại Bi là một trong những địa điểm thu hút khi tới Phú Thọ bởi không gian yên bình và lịch sử đáng nhớ.

Hiện nay, Đền Tam Giang đã có tuổi đời hơn 1300 tuổi với diện tích 21.000m2 thờ 3 vị thần gồm Đức Thánh Cả, Đức Thánh Bà và Đức Thánh Hai.

den lang suong

3. Đồi chè Long Cốc

Nếu như ở Đà Lạt nổi tiếng với chè Ô-long để làm nên thức uống trà sữa Ô-long đậm vị thì tại Đồi chè Long Cốc Phú Thọ cung cấp chè Shan Tuyết có vị ngọt và chát nhẹ tạo nên món trà Shan Tuyết lài mật ong hay Trà sữa Shan Tuyết….

Với diện tích rộng hơn tới 677ha, từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm nơi đây sẽ khoác lên mình một màu xanh ngát với những ngọn đồi lớn nhỏ trập trùng tạo nên một cảnh sắc sinh động và kỳ vĩ. Khi trời còn sớm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sương trắng mờ bao phủ cảnh vật cùng tia nắng sớm len lỏi qua những đám mây chiếu xuống mặt đất khiến cho khung cảnh thiên nhiên càng thêm huyền ảo.

Đến mùa thu hoạch, du khách sẽ được ngắm nhìn các cô chú bản xứ khoác lên mình trang phục dân tộc màu sắc, hoa văn nổi bật, đầu đội nón, lưng đeo gùi, đôi tay lành nghề thoăn thoắt hái những búp chè tạo thành một nét đẹp rất riêng cho vùng đất này.

den lang suong

Đồi chè Long Cốc trùng điệp nối nhau đến tận chân trời.

4. Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Vườn quốc gia Xuân Sơn là một điểm đến thú vị hứa hẹn cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ với những thác nước, khu rừng nguyên sinh, hang động, suối… Những ai thích gần gũi thiên nhiên, ngắm nhìn cảnh quan xanh tươi và tận hưởng không gian trong lành, yên bình cùng nhiều hoạt động thú vị như leo núi, tắm suối… chắc chắn sẽ rất yêu thích nơi đây.

den lang suong

Vườn Quốc gia Xuân Sơn

5. Ohayo Onsen & Spa – Trải nghiệm tắm khoáng nóng Thanh Thủy rất tốt cho sức khỏe

Ohayo Onsen & Spa như một thiên đường thư giãn nhờ các phương pháp tắm khoáng nóng, xông hơi chuẩn Nhật dành cho du khách.

Các loại hình tắm khoáng nóng đa dạng tại Ohayo Onsen & Spa có thể kể đến như:

  • Japanese Onsen
  • Natural Onsen
  • Therm Onsen
  • Herbal Onsen
  • Foot Onsen

Các loại hình xông hơi tại Ohayo Onsen & Spa giúp thư giãn hiệu quả và tăng khả năng miễn dịch gồm:

  • Xông khô truyền thống
  • Xông khô đá muối Himalaya
  • Xông khô đá quý
  • Xông khô thảo dược
  • Xông tuyết lạnh Igloo
  • Xông Oxy tươi

Ngoài ra, du khách còn được tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo năng lượng trong không gian Foot Massage ở Ohayo Onsen & Spa nhờ các kỹ thuật tuyệt vời cùng nhiều loại tinh dầu hỗ trợ.

Sau cùng, du khách còn cảm nhận được nhiều nét đặc trưng của đất nước mặt trời mọc tại Event Plaza tại Ohayo Onsen & Spa nhờ các lễ hội truyền thống, những trò chơi, món đồ lưu niệm, quà tặng…. và đặc biệt là khu vực ẩm thực tại đây.

den lang suong

Ohayo Onsen & Spa

Khám phá ẩm thực vùng đất Phú Thọ

– Bánh tai: Đây là một loại bánh đặc sản phổ biến tại Phú Thọ. Bánh được làm từ bột gạo, thịt heo cùng một số nguyên liệu khác. Bánh có hình dạng trông như cái tai màu trắng, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vỏ ngoài bánh dai mềm cùng nhân bánh thơm ngon, đậm đà.

– Búp khoai kho: Đây là một trong những món ăn truyền thống, dân dã rất nổi tiếng ở Phú Thọ. Sau khi được sơ chế sạch, búp khoai sẽ được kho cùng gia vị và các nguyên liệu phụ khác. Món ăn này không chỉ hấp dẫn du khách bởi hương vị thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao.

– Rau sắn: là phần lá ở ngọn của cây sắn mà ở miền Nam còn gọi là cây khoai mì. Khi đến mùa, người dân Phú Thọ sẽ chọn ra những lá lớn vừa đủ, không quá già cũng không quá non để mang về chế biến thành món ăn. Rau sắn có thể nấu canh, xào hoặc muối chua đều ngon bởi hương vị thanh mát khó quên.

– Bánh tẻ mật: là món ăn đặc sản của Phú Thọ được nhiều người ưa thích. Khác với các loại bánh tẻ thông thường khác, bánh tẻ mật Phú Thọ không có nhân, phần bột bánh được pha từ bột của gạo tẻ, nước và mật mía. Khi thưởng thức, bạn có thể chấm bánh vào mật mía vừa ngọt dịu lại mềm dẻo, mang hương thơm của mật mía.

den lang suong

Bánh tai

 

Bài viết hôm nay Ohayo Onsen & Spa đã gửi tới bạn đọc những thông tin về Đền Lăng Sương. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích để bạn có thể chuẩn bị cho mình một chuyến hành hương về Đất Tổ ý nghĩa kết hợp cùng du lịch, nghỉ dưỡng tại các địa điểm lân cận như chúng tôi đã gợi ý.

Ohayo Onsen & Spa – Tắm khoáng nóng, Xông khô, Spa, Trị liệu toàn diện

Trải nghiệm ngay
Trải nghiệm ngay
Tận hưởng không gian chuẩn nhật với ưu đãi tốt nhất!
ĐẶT DỊCH VỤ
Đặt ngay