Top 10 Lễ hội Văn Hóa Nhật Bản đặc sắc nhất nên trải nghiệm
Bốn mùa ở Nhật Bản khác nhau về cảnh sắc thiên nhiên cũng như các hoạt động vui chơi theo mùa, bất kể là thời điểm nào trong năm. Các lễ hội thường xoay quanh thiên nhiên, là những mong muốn về sự ổn định của thiên nhiên, những lời cảm tạ thể hiện lòng biết ơn đối với món quà mà thiên nhiên ban tặng. Một số lễ hội nổi tiếng được tổ chức để kỷ niệm hoặc thưởng thức các sự vật như tuyết hay hoa… Các lễ hội văn hóa Nhật Bản thể hiện được giá trị tốt đẹp của đất nước, con người.
Một số lễ hội văn hóa Nhật Bản độc đáo đưa văn hóa đất nước mặt trời mọc đến gần hơn với mọi người.
- Xem thêm: những nét đẹp văn hóa trà đạo Nhật Bản
Mục lục
- 1 Một số lễ hội văn hóa Nhật Bản diễn ra vào mùa xuân
- 2 Một số lễ hội văn hóa Nhật Bản diễn ra vào mùa hè
- 2.1 1. Lễ hội mùa hè Gion Matsuri ở Kyoto – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
- 2.2 2. Lễ hội té nước Fukagawa ở Tokyo – lễ hội văn hóa Nhật Bản
- 2.3 3. Lễ hội pháo hoa Sumidagawa ở Sông Sumida – Tokyo – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
- 2.4 4. Lễ hội Tanabata (lễ Thất Tịch) – Sendai – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
- 2.5 5. Lễ hội Awa Odori Matsuri – Tokushima – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
- 3 Một số lễ hội văn hóa Nhật Bản diễn ra vào mùa thu đông
- 4 Trải nghiệm lễ hội văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam ở Ohayo Onsen & Spa – Thanh Thủy – Phú Thọ
Một số lễ hội văn hóa Nhật Bản diễn ra vào mùa xuân
1. Tết truyền thống Oshougatsu – lễ hội văn hóa Nhật Bản
Mùa xuân ở Nhật bắt đầu với lễ hội chào đón năm mới có tên là Oshougatsu (trong tiếng Nhật có nghĩa là Tháng Giêng – ý nghĩa của sự khởi đầu cho năm mới tràn đầy may mắn).
Vào trước ngày diễn ra Tết Oshougatsu, người Nhật sẽ dọn dẹp nhà cửa và treo cây tre hoặc bùa hộ mệnh trước cửa nhà với niềm tin những món đồ này sẽ mang đến sự may mắn, xua đuổi tà ma, vận đen… Ngoài ra, người Nhật còn có quan niệm đón mặt trời mọc vào ngày này giúp cho gia đình có một năm mới an lành, thịnh vượng.
Tết truyền thống Oshougatsu – lễ hội văn hóa Nhật Bản
2. Lễ hội ngắm hoa anh đào Hanami – lễ hội văn hóa Nhật Bản
Hoa anh đào được xem là một biểu tượng được nhiều người biết đến khi nhắc đến đất nước mặt trời mọc. Loài hoa này có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng cách thưởng hoa trong văn hóa Nhật là một điểm đặc biệt gây ấn tượng với thế giới.
Lễ hội ngắm hoa anh đào truyền thống có nguồn gốc vào những năm 710 thời Nara. Có thể hiểu trong tiếng Nhật thì “Hana” có nghĩa là hoa và “mi” có nghĩa là ngắm. Do khí hậu ở các khu vực khác nhau nên hoa anh đào thường sẽ nở rộ tại các tỉnh phía Nam rồi trải dần lên các tỉnh phía Bắc. Bởi vậy mà những người yêu thích hoa anh đào có thể đi du lịch từ Nam ra Bắc để hòa mình vào không khí lễ hội ở mọi miền trên tổ quốc.
Nhiều nhóm bạn, gia đình cùng nhau trò chuyện và thưởng thức ly rượu Sake ở dưới những tán cây anh đào.
3. Lễ hội Sanja – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Sanja Matsuri được tổ chức ở Tokyo vào tuần thứ 3 của tháng 5 hàng năm. Lễ hội này có ý nghĩa tưởng nhớ đến 3 vị thần có công lập ra đền Sensoji.
Vào ngày này, người dân cùng nhau xuống đường để chiêm ngưỡng nghi lễ truyền thống rước kiệu. Trông khuôn viên tổ chức lễ hội có hơn 100 đền thờ di động (là mikoshi) được đi diễu hành. Những chiếc kiệu Mikoshi mang theo vị thần được rước khắp thị trấn bởi những thanh niên tình nguyện. Người ta tin rằng vào ngày này hàng năm, các vị thần sẽ rời khỏi đền để tới thăm địa phương và ban những điều tốt đẹp cho các giáo dân. Hoạt động tín ngưỡng này nhằm cầu chúc cho các doanh nghiệp tại địa phương phát triển thịnh vượng trong năm mới.
Người dân cùng nhau xuống đường để chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu
4. Lễ hội búp bê Hina – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Lễ hội Hina Matsuri là lễ hội dành cho các bé gái ở Nhật. Vào ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm, các gia đình sẽ cùng nhau họp mặt và trang trí, chia sẻ bộ sưu tập búp bê của mình rồi cùng tham gia các buổi tiệc nhỏ, thưởng thức các món ăn truyền thống tốt cho sức khỏe như bánh dày Hishi, cơm đậu đỏ Sekihan, rượu ngọt Shirozake cùng nhiều loại bánh đầy màu sắc khác.
Lễ hội búp bê Hina có nguồn gốc từ phong tục búp bê trôi sông – Hina Nagashi. Theo truyền thuyết, vào ngày diễn ra lễ hội thì giới quý tộc sẽ thả những con búp bê bằng giấy và cây xuống biển hoặc sông với niềm tin rằng con búp bê sẽ hóa giải những điều không tốt cho con gái họ. Vì ý nghĩa như vậy mà từ thế kỷ 11, gia đình ở Nhật đã bắt đầu làm búp bê cho các bé gái.
Lễ hội búp bê Hina – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
5. Lễ hội cá chép Koinobori – lễ hội văn hóa Nhật Bản
Nếu lễ hội Hina là ngày dành cho các bé gái thì lễ hội Koinobori Matsuri là ngày dành cho các bé trai. Lễ hội này thường diễn ra từ cuối tháng 3 đến hết tháng 5 tại Gunma.
Theo tục lệ, vào dịp lễ này, những gia đình có con trai sẽ treo ở trước cửa nhà mình những dải cờ có hình cá chép gọi là Koinobori. Những dải cờ này được trang trí lộng lẫy tung bay trên bầu trời xuân. Màu sắc chủ yếu của những cờ cá chép này thường có màu xanh, đỏ, đen.
Người dân Nhật quan niệm là treo cờ cá chép cầu mong cho các bé trai có sức khỏe cường tráng, tinh thần dũng mãnh. Bên cạnh đó, trong lễ hội này, ở các gia đình thường làm Kashiwa Mochi nhân đậu đỏ, bánh tro Chimaki, Bento hình cá chép….
Lễ hội cá chép Koinobori – lễ hội văn hóa Nhật Bản
- Xem ngay: Khám phá Văn Hóa Ẩm thực Nhật Bản
Một số lễ hội văn hóa Nhật Bản diễn ra vào mùa hè
1. Lễ hội mùa hè Gion Matsuri ở Kyoto – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Lễ hội Gion Matsuri là một trong những lễ hội có từ lâu đời và rất nổi tiếng ở Nhật Bản diễn ra vào tháng 7 hàng năm. Hoạt động đặc biệt của lễ hội này diễu hành những chiếc kiệu nặng 12 tấn và cao đến 25 mét. Kiệu sẽ được diễu hành ở dọc các con phố chính của Kyoto. Trong lễ hội có 2 loại kiệu là yama và hoko được trang hoàng công phu và tinh xảo.
Một điểm đặc biệt là trước mỗi cuộc diễu hành sẽ có 3 buổi tiệc đêm để ăn mừng. Du khách có thể mặc yukata và hòa mình vào những buổi tiệc, mua vòng may mắn và thưởng thức ẩm thực đặc sản địa phương.
Lễ hội mùa hè Gion Matsuri – lễ hội văn hóa Nhật Bản
2. Lễ hội té nước Fukagawa ở Tokyo – lễ hội văn hóa Nhật Bản
Không chỉ ở Thái Lan mới có lễ hội té nước mà ngay tại Nhật Bản cũng có lễ hội té nước đặc sắc Fukagawa thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 hàng năm tại Tokyo. Lễ hội này được thực hiện theo nghi thức Thần đạo nên người dân cũng rước kiệu đi dọc theo các con phố, quy mô lên đến 120 kiệu. Khi đoàn kiệu đi qua thì người dân sẽ chuẩn những những thùng nước và tát nước. Rất nhiều du khách cũng đến tham gia để hòa mình vào lễ hội mùa hè này nhằm xua tan nóng bức.
Lễ hội té nước Fukagawa ở Tokyo – lễ hội văn hóa Nhật Bản
3. Lễ hội pháo hoa Sumidagawa ở Sông Sumida – Tokyo – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Lễ hội pháo hoa Sumidagawa là một lễ hội pháo hoa lớn và nổi tiếng nhất tại Nhật diễn ra vào thứ 7 cuối cùng trong tháng 7. Địa điểm xem pháo hoa đẹp nhất tại Tokyo Sky Tree, đền Asakusa. Trong dịp lễ này, có nhiều công ty pháo hoa cạnh tranh nhau và mang đến nhiều màn trình diễn tuyệt vời.
Lễ hội pháo hoa Sumidagawa – Tokyo – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
4. Lễ hội Tanabata (lễ Thất Tịch) – Sendai – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Lễ hội Tanabata nhằm tôn vinh về câu chuyện tình của nang Orihime và chàng trai chăn bò Hikoboshi với 2 chòm sao là Ngưu Lang và Chức Nữ, cầu mong để trở thành những người phụ nữ khéo léo. Lễ hội này diễn ra vào khoảng mùng 6 đến mùng 8 tháng 7 dương lịch, người Nhật sẽ viết những điều ước của mình và treo lên cành trúc để cầu khấn Orihime giúp cho họ khéo léo may vá, chữ viết đẹp cùng như có được vụ mùa bội thu và thịnh vượng. Các trẻ em cũng ghi về ước mơ của mình và treo lên cành trúc. Chỉ có 3 nơi tổ chức lễ hội lớn là tại Hiratsuka, Sendai và Anjou, trong đó thì Sendal là nơi tổ chức lớn và đặc sắc nhất.
Lễ Thất tịch – Tanabata – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
5. Lễ hội Awa Odori Matsuri – Tokushima – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Lễ hội nhảy múa Awa Odori Matsuri là lễ hội nhộn nhịp và vui nhất mùa hè ở Nhật. Lễ hội này thường diễn ra vào ngày 12 đến 15 tháng 8 dương lịch và làm cho cả thành phố Tokushima trở nên đông đúc, nhộn nhịp. Hàng triệu người tới xem và các vũ công cũng đổ về đây để xem điệu nhảy Awa Odori ở đường phố. Người dân chào đón khách du lịch đến tham gia lễ hội này và cùng nhảy với họ.
Lễ hội Awa Odori Matsuri – Tokushima – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Một số lễ hội văn hóa Nhật Bản diễn ra vào mùa thu đông
1. Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu thường diễn ra vào thứ Bảy, Chủ Nhật và Thứ Hai đầu tiên của tháng 10 tại Nihonmatsu, Fukushima. Đây là một lễ hội văn hóa vào mùa thu có từ lâu đời cách đây gần 400 năm. Lễ hội này tôn vinh các vị thần được xem là người cung cấp năng lượng cho cây lúa và vụ mùa thu hoạch. Các tu sĩ tại đền thờ thực hiện buổi cầu nguyện nghi lễ trước khi mặt trời lặn. Sau khi mặt trời lặn sẽ bắt đầu những cuộc diễu hành với trống taiko và nhạc sáo.
Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu – lễ hội văn hóa Nhật Bản
2. Lễ hội lửa Kurama – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Lễ hội Lửa Karama là một trong những lễ hội văn hóa mùa thu lớn nhất tại Nhật hường diễn ra vào ngày 22/10 hàng năm ở Kurama, Kyoto. Đây là sự tái hiện một buổi lễ được tổ chức vào năm 940 sau khi trận động đất xảy ra tại Kyoto để di chuyển đền Yuki đến Kurama nhằm bảo vệ thủ đô lúc đó khỏi thảm họa.
Vào cuối tháng mười, lễ hội sẽ bắt đầu ngay khi mặt trời lặn. Du khách và mọi người tham gia sẽ mặc trang phục, đi guốc xuống phố, đi về phía đền Yuki-jinja. Cuốc cuộc diễu hành sẽ có một đống lửa lớn được thắp sáng để chào đón các linh hồn từ đền thờ vào làng. Những linh hồn này được cho là sẽ bảo vệ người dân khỏi thảm họa.
Không khí tưng bừng tại Lễ hội lửa Kurama – lễ hội văn hóa Nhật Bản thu hút đông người tham gia.
3. Lễ hội lá phong Fujikawaguchiko – lễ hội văn hóa Nhật Bản
Lễ hội lá phong Fujikawaguchiko thường diễn ra từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 tại hồ Kawaguchi, Yamanashi. Lễ hội này đặc biệt bởi sự ngập tràn những chiếc lá đầy màu sắc trải dài xung quanh hồ Kawaguchi cùng phong cảnh tuyệt vời có thể được thưởng thức cùng phong cảnh tuyệt đẹp của núi Phú Sĩ.
Du khách vẫn có thể tham quan cả ngày kể cả khi trời tối bởi “ánh sáng của lá mùa thu” sẽ được diễn ra sau khi mặt trời lặn. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, sẽ có khu chợ bày bán thực phẩm, đồ uống theo mùa và các sản phẩm quà lưu niệm địa phương.
Lễ hội lá phong Fujikawaguchiko – lễ hội văn hóa Nhật Bản
4. Lễ hội Tori no ichi – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Lễ hội Tori no ichi thường diễn ra từ ngày 11 đến ngày 23 tháng 11 tại Asakusa ở Tokyo. Lễ hội này được dịch là “ngày của chim” và được tổ chức từ thời kỳ Edo. Lễ hội Tori no ichi không chỉ nổi tiếng tại Tokyo mà còn nổi tiếng khắp nước Nhật bởi vào ngày này cũng tổ chức các cuộc diễu hành đường phố quy mô lớn cùng nhiều quầy hàng, đồ trang trí.
Lễ hội Tori no ichi – lễ hội văn hóa Nhật Bản
5. Lễ hội hoa anh đào cuối năm Shikizakura – Lễ hội văn hóa Nhật Bản
Hằng năm Lễ hội hoa anh đào Shikizakura thường kéo dài hết tháng 11 tại công viên Fureai với hơn 300 cây anh đào hiếm trồng ở dọc theo con đường đi ở Obara. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, các cuộc thi Haiku, các buổi biểu diễn trống taiko, những quầy hàng ăn uống và nhiều sự kiện khác được tổ chức ở khắp công viên.
Lễ hội hoa anh đào cuối năm Shikizakura – lễ hội văn hóa Nhật Bản.
Trải nghiệm lễ hội văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam ở Ohayo Onsen & Spa – Thanh Thủy – Phú Thọ
Nếu bạn yêu thích đất nước Nhật Bản và có hứng thú với các lễ hội tại đây nhưng chưa có điều kiện để đến với đất nước mặt trời mọc thì hoàn toàn có thể trải nghiệm các lễ hội văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam trong không gian đậm chất Nhật ở Ohayo Onsen & Spa – Thanh Thủy, Phú Thọ.
Đến với Ohayo, du khách không chỉ được tận hưởng nhiều loại hình tắm khoáng nóng để thư giãn, chăm sóc sức khỏe mà còn có cơ hội hòa mình vào không gian văn hóa Nhật.
- Các loại hình tắm Onsen Nhật Bản từ nguồn khoáng nóng chất lượng tại Ohayo Onsen & Spa gồm: Japanese Onsen, Natural Onsen, Theme Onsen, Foot Onsen, Herbal Onsen,
- Các loại hình xông hơi tại Ohayo cũng vô cùng đa dạng cho du khách có nhiều sự lựa chọn để thư giãn và tăng cường khả năng miễn dịch như: Xông khô truyền thống, xông khô đá muối Himalaya, xông khô thảo dược, xông khô đá quý, xông tuyết lạnh Igloo, xông oxy tươi,
- Đặc biệt, du khách sẽ cảm nhận được các nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản tại Event Plaza ở Ohayo từ ẩm thực đến các lễ hội văn hóa Nhật Bản, những trò chơi, món đồ lưu niệm, quà tặng…
Không gian văn hóa, lễ hội, ẩm thực, trò chơi… mang đậm nét xứ sở hoa anh đào tại Event Plaza ở Ohayo Onsen & Spa
Bài viết hôm nay Ohayo Onsen & Spa đã gửi tới bạn đọc những thông tin về lễ hội văn hóa Nhật Bản. Hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về các nét đặc sắc của xứ sở hoa anh đào và đừng quên ghé thăm Ohayo Onsen & Spa để hòa mình vào không gian đậm nét Nhật Bản cũng như thư giãn và chăm sóc sức khỏe từ nguồn khoáng nóng Thanh Thủy nhé.
Ohayo Onsen & Spa – Tắm khoáng nóng, Xông khô, Spa, Trị liệu toàn diện
- Địa chỉ: Bảo Yên, Thanh Thủy, Phú Thọ, Việt Nam
- Điện thoại: 0210.627.9955
- Email: cskh@ohayo-onsen.com / Booking@ohayo-onsen.com
- Đặt phòng : https://ohayo-onsen.com/lien-he/